Breaking News
Loading...

ISO 14000

10:03 PM
 ISO 14000
Hầu hết những nhà quản lý, nhà lãnh đạo đều cho rằng “Quá nhiều việc trong vấn đề kinh doanh của tôi, vấn đề môi trường tôi chưa quan tâm”, ai cũng vậy thì không biết thế giới của chúng ta, ngôi nhà chung của chúng ta sẽ ra sao ? sẽ bụi, sẽ ồn, sẽ nóng, sẽ động đất, sẽ sóng thần, sẽ bão, sẽ lũ lụt, sẽ … sẽ còn nhiều vấn đề mà chúng ta đang và sẽ phải đối mặt với chúng.
Bài toán để ngăn chặn là gì ? thiết kế các thiết bị các công nghệ ngăn cản sự ô nhiễm môi trường, phải chồng cây xanh, phải không chặt phá rừng … đặt lên trên tất cả yếu tố này đó là “ý thức” của tất cả mọi người trong ngôi nhà chung “hướng về môi trường”, chỉ khi đó chúng ta mới tạm giải quyết triệt để vấn đề môi trường.
ISO 14000 một nghành khoa học về quản lý môi trường dành riêng cho các tổ chức, các doanh nghiệp với hai khía cạnh về môi trường, khía cạnh thứ nhất là làm giảm, ngăn ngừa, kiểm soát được các vấn đề ô nhiễm đối với môi trường, khía cạnh thứ hai kiểm soát được việc sử dụng tài nguyên – nếu nhìn trước mắt thì đây cũng là vấn đề quan tâm của các  Nhà quản lý – đó là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sử dụng – “giảm được chi phí”.


Lịch sử hình thành ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lí môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO) công bố. Các tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 đưa ra những yếu tố cơ bản của một hệ quản lí môi trường (EMS - Environmental Management System) hữu hiệu. Những yếu tố này bao gồm việc xây dựng một chính sách về môi trường, xác định các mục đích và mục tiêu, thực hiện một chương trình để đạt được những mục tiêu đó, giám sát và đánh giá tính hiệu quả của nó, điều chỉnh các vấn đề và kiểm tra hệ thống để cải thiện nó và cải thiện tác động chung đối với môi trường.
Uỷ ban Kĩ thuật TC 207 của ISO được thành lập và bắt đầu hoạt động từ 1993 để xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ quản lí môi trường. Công việc của TC 207 bao gồm những tiêu chuẩn trong lĩnh vực đánh giá các tổ chức [các hệ thống quản lí môi trường (EMS); thẩm định môi trường (EA - Environmental Auditing); đánh giá tác động đối với môi trường (EPE - Environmental Performance Evaluation)] cũng như trong lĩnh vực sản phẩm và quá trình [ghi nhãn môi trường (EL - Environmental Labeling); đánh giá chu trình chuyển hoá (LCA - Life Cycle Assessment); các khía cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS - Environmental Aspects in Product Standards)]. Những tiêu chuẩn đầu tiên đã được chấp nhận là: a) ISO 14001 - "Hệ thống quản lí môi trường. Quy định và hướng dẫn sử dụng"; b) ISO 14004 - "Hệ thống quản lí môi trường. Hướng dẫn chung về nguyên tắc, hệ thống và các kĩ thuật hỗ trợ"; c) ISO 14010 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường. Các nguyên tắc chung"; d) ISO 14011 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường. Quy trình đánh giá. Đánh giá hệ thống quản lí môi trường"; e) ISO 14012 - "Hướng dẫn đánh giá môi trường. Tiêu chuẩn năng lực đối với các đánh giá trên về môi trường".
Phiên bản chính thức được ban hành vào năm 1996 và được soát xét lần 1 vào năn 2004.
Những thay đổi chính của ISO 14001: 2004
Phiên bản ISO 14001: 2004 ra đời thay thế cho phiên bản ISO 14001:1996 với những thay đổi chính:

- Nhấn mạnh việc tuân thủ các yêu cầu luật pháp
- Bổ sung điều khoản Đánh giá sự phù hợp - sự tuân thủ
- Thuận tiện cho việc tích hợp với các hệ thống khác (ISO 9000, OHSAS 18000)
Tiêu chuẩn đánh giá cho hai hệ thống ISO 9000 và ISO 14000
Đối với phiên bản ISO 14000 năm 1996, ISO 14011: 1996 là tiêu chuẩn hướng dẫn đánh giá hệ thống thống quản lý môi trường, tuy nhiên tiêu chuẩn ISO 19011:2002 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14011: 1996 và được dùng cho cả hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000.
Mô hình hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004
Cấu trúc của hệ thống quản lý môi trường được xây dựng dựa trên mô hình P-D-C-A và bao gồm:

- Thiết lập chính sách môi trường
- Lập kế hoạch
- Thực hiện và điều hành
- Kiểm tra và hành động khắc phục
- Xem xét của lãnh đạo 
Các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường ISO 14001: 2004
- Yêu cầu chung
- Chính sách môi trường
- Hoạch định
- Các khía cạnh về môi trường
- Các yêu cầu của luật pháp
- Mục tiêu và chỉ tiêu
- Chương trình quản lý Môi trường
- Áp dụng và điều hành
- Cấu trúc và trách nhiệm
- Đào tạo, nhận thức và năng lực
- Thông tin
- Tài liệu của hệ thống quản lý môi trường
- Kiểm soát tài liệu
- Kiểm soát điều hành
- Chuẩn bị sãn sàng và ứng phó với tình trạng khẩn cấp
- Khắc phục và phòng ngừa
- Đo lường và giám sát việc thực hiện
- Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
- Hồ sơ
- Đánh giá hệ thống quản lý môi trường
- Xem xét của lãnh đạo
Các yêu cầu luật định & yêu cầu khác khi áp dụng ISO 14000
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000 , đặc trưng họat động của Tổ chức - Doanh nghiệp và yêu cầu luật định, các yêu cầu khác về môi trường của quốc gia sẽ tạo nên mô hình hệ thống qủan lý môi trường đặc trưng cho từng Tổ chức - Doanh nghiệp. Về yêu cầu liên quan đến luật định và các yêu cầu khác, tiêu chuẩn ISO 14000 hướng dẫn Tổ chức – Doanh nghiệp phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục:

a) Xác định và tiếp cận với các yêu cầu của luật định và các yêu cầu khác có liên quan đến khía cạnh môi trường mà tổ chức phải tuân thủ, và

b) Xác định việc áp dụng các yêu cầu này đối với các khía cạnh môi trường của tổ chức

Tổ chức phải đảm bảo rằng các yêu cầu có liên quan luật định và các yêu cầu khác mà tổ chức phải tuân thủ cần được đề cập khi thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý môi trường
Xác định khía cạnh môi trường
Một trong những yêu cầu chính của Hệ thống quản lý môi trường là xác định khía cạnh môi trường – tìm kiếm những họat động của Tổ chức – doanh nghiệp có tác động đến môi trường. Theo yêu cầu ISO 14001:2004, Tổ chức phải xác định, thực hiện và duy trì các thủ tục

a) Để xác định các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ trong phạm vi áp dụng của hệ thống quản lý môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát và các khía cạnh mà tổ chức có thể ảnh hưởng, có xem xét đến việc hoạch định hay phát triển mới, hoặc các hoạt động, sản phẩm mới và dich vụ mới hay sửa đổi, và

b) Để xác định các khía cạnh có hoặc có thể có các tác động đáng kể đối với môi trường

Tổ chức phải lập thành văn bản các thông tin này và cập nhật chúng và Tổ chức phải đảm bảo rằng các khía cạnh môi trường có ý nghĩa được xem xét đến.

Khi xác định khía cạnh môi trường Tổ chức phải quan tâm đến các họat động

•          Phát thải tới không khí
•          Thải ra nước
•          Thải ra đất
•          Sử dụng nguyên liệu và các nguồn lực tự nhiên
•          Sử dụng năng lượng
•          Phóng xạ
•          Rác sản phẩm
•          Thiết kế và phát triển
•          Quá trình sản xuất
•          Đóng gói, vận chuyển
•          Khai thác và phân phối nguyên liệu nguồn lực tự nhiên
•          Phân phối, sử dụng và quá trình hết sử dụng của sản phẩm

Để xác định cụ thể khía cạnh môi trường cho mọi họat động trong Tổ chức – Doanh nghiệp, thông thường hệ số tác động môi trường được lượng hóa qua công thức (Chỉ số tác động môi trường = Mức độ nghiêm trọng x Khả năng xảy ra) và tùy từng yêu cầu, từng thời điểm mà Tổ chức – Doanh nghiệp sẽ chọn mức điểm của hệ số này để xác định đâu là khía cạnh gây tác động đáng kể đến môi trường.
Tài liệu tham khảo áp dụng ISO 14001: 2004
[1] ISO 9000:2005, Hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng
[2] ISO 9001:2008, Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
[3] ISO 14001:2004, Hệ thồng quản lý môi trường - Hướng dẫn nguyên tắc, hệ thống và công nghệ hỗ trợ
[4] ISO 19011:2002, Hướng dẫn đánh giá
[5] Các văn bản luật pháp về môi trường tại Việt Nam
Môi trường
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam).
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
·         Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
·       Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
·      Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định.

Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển.
Môi trường và phát triển kinh tế xã hội
Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Trong hệ thống kinh tế xã hội, hàng hoá được di chuyển từ sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng cùng với dòng luân chuyển của nguyên liệu, năng lượng, sản phẩm, phế thải. Các thành phần đó luôn ở trạng thái tương tác với các thành phần tự nhiên và xã hội của hệ thống môi trường đang tồn tại trong địa bàn đó. Khu vực giao nhau giữa hai hệ thống trên là môi trường nhân tạo.
Tác động của hoạt động phát triển đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho sự cải tạo đó, nhưng có thể gây ra ô nhiễm môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo. Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên đang là đối tượng của hoạt động phát triển hoặc gây ra thảm hoạ, thiên tai đối với các hoạt động kinh tế xã hội trong khu vực.
Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau. Ví dụ:
·       Ô nhiễm do dư thừa: 20% dân số thế giới ở các nước giàu hiện sử dụng 80% tài nguyên và năng lượng của loài người.
·      Ô nhiễm do nghèo đói: những người nghèo khổ ở các nước nghèo chỉ có con đường phát triển duy nhất là khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, nông nghiệp,...). Do đó, ngoài 20% số người giàu, 80% số dân còn lại chỉ sử dụng 20% phần tài nguyên và năng lượng của loài người.
Mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển trên dẫn đến sự xuất hiện các quan niệm hoặc các lý thuyết khác nhau về phát triển:
·         Lý thuyết đình chỉ phát triển là làm cho sự tăng trưởng kinh tế bằng (0) hoặc mang giá trị (-) để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của trái đất.
·       Một số nhà khoa học khác lại đề xuất lấy bảo vệ để ngăn chặn sự nghiên cứu, khai thác tài nguyên thiên nhiên.
·      Năm 1992 các nhà môi trường đã đưa ra quan niệm phát triển bền vững, đó là phát triển trong mức độ duy trì chất lượng môi trường, giữ cân bằng giữa môi trường và phát triển.
"Công nghệ môi trường là tổng hợp các biện pháp vật lý, hoá học, sinh học nhằm ngăn ngừa và xử lý các chất độc hại phát sinh từ quá trình sản xuất và hoạt động của con người. Công nghệ môi trường bao gồm các tri thức dưới dạng nguyên lý, quy trình và các thiết bị kỹ thuật thực hiện nguyên lý và quy trình đó".
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, con người tác động vào tài nguyên, biến chúng thành các sản phẩm cần thiết sử dụng trong hoạt động sống. Việc này không tránh khỏi phải thải bỏ các chất độc hại vào môi trường, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm. Ở các các nước phát triển, vốn đầu tư cho công nghệ xử lý chất thải chiếm từ 10 - 40% tổng vốn đầu tư sản xuất. Việc đầu tư các công nghệ này tuy cao nhưng vẫn nhỏ hơn kinh phí cần thiết khi cần phục hồi môi trường đã bị ô nhiễm.
"Công nghệ sạch là quy trình công nghệ hoặc giải pháp kỹ thuật không gây ô nhiễm môi trường, thải hoặc phát ra ở mức thấp nhất chất gây ô nhiễm môi trường".
Có thể áp dụng công nghệ sạch đối với các quy trình sản xuất trong bất kỳ ngành công nghiệp nào và bất kỳ sản phẩm công nghiệp nào. Đối với các quá trình sản xuất, công nghệ sạch nhằm giảm thiểu các tác động môi trường và an toàn của các sản phẩm trong suốt chu trình sống của sản phẩm, bảo toàn nguyên liệu, nước, năng lượng, loại bỏ các nguyên liệu độc hại, nguy hiểm, giảm độc tính của các khí thải, chất thải ngay từ khâu đầu của quy trình sản xuất. SO 14000, ISO 14001, ISO14000
"Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường"
·       Đối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.
·      Đối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. 
Khủng hoảng môi trường, ô nhiễm môi trường
Hiện nay, thế giới đang đứng trước những cuộc khủng hoảng lớn là: dân số, lương thực, năng lượng, tài nguyên và sinh thái. Năm cuộc khủng hoảng này đều liên quan chặt chẽ với môi trường và làm cho chất lượng cuộc sống của con người có nguy cơ suy giảm. Nguyên nhân gây nên các cuộc khủng hoảng là do sự bùng nổ dân số và các yếu tố phát sinh từ sự gia tăng dân số. Do đó, xuất hiện một khái niệm mới là khủng hoảng môi trường.
"Khủng hoảng môi trường là các suy thoái về chất lượng môi trường sống trên quy mô toàn cầu, đe doạ cuộc sống của loài người trên trái đất".
Sau đây là những biểu hiện của khủng hoảng môi trường:
·      Ô nhiễm không khí (bụi, SO2, CO2 v.v...) vượt tiêu chuẩn cho phép tại các đô thị, khu công nghiệp.
·      Hiệu ứng nhà kính đang gia tăng làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
·      Tầng ozon bị phá huỷ.
·      Sa mạc hoá đất đai do nhiều nguyên nhân như bạc màu, mặn hoá, phèn hoá, khô hạn.
·       Nguồn nước bị ô nhiễm.
·       Ô nhiễm biển xảy ra với mức độ ngày càng tăng.
·       Rừng đang suy giảm về số lượng và suy thoái về chất lượng
·       Số chủng loài động thực vật bị tiêu diệt đang gia tăng.
·       Rác thải, chất thải đang gia tăng về số lượng và mức độ độc hại.
Đánh giá tác động  môi trường
"Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, dự báo ảnh hưởng đến môi trường của các dự án quy hoạch, phát triển kinh tế - xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, công trình kinh tế, khoa học kỹ thuật, y tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng và các công trình khác, đề xuất các giải pháp thích hợp về bảo vệ môi trường".
Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở đây có loại mang tính kinh tế - xã hội của quốc gia, của một địa phương lớn, hoặc một ngành kinh tế văn hóa quan trọng (luật lệ, chính sách quốc gia, những chương trình quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch quốc gia dài hạn), có loại mang tính kinh tế - xã hội vi mô như đề án xây dựng công trình xây dựng cơ bản, quy hoạch phát triển, sơ đồ sử dụng một dạng hoặc nhiều dạng tài nguyên thiên nhiên tại một địa phương nhỏ. Tuy nhiên, một hoạt động có ý nghĩa vi mô đối với cấp quốc gia, nhưng có thể có ý nghĩa vĩ mô đối với xí nghiệp. Hoạt động vi mô nhưng được tổ chức một cách phổ biến trên địa bàn rộng có khi lại mang ý nghĩa vĩ mô.
Tác động đến môi trường có thể tốt hoặc xấu, có lợi hoặc có hại nhưng việc đánh giá tác động môi trường sẽ giúp những nhà ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế và kỹ thuật trong bất cứ một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nào.
Hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào khoảng không gian giữa các hành tinh. Năng lượng mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình +16oC là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO2, bụi, hơi nước, khí mêtan, khí CFC v.v...
"Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Hiện tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là Hiệu ứng nhà kính".
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050.
Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất.
·       Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển.
·       Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt.
·       Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
·       Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm.
Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (03). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon (O3) thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 - 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.
Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozon.
SO 14000, ISO 14001, ISO14000
Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.
Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,
Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.
Mưa axit
Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3).
Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người.
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.
Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), Magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị "cháy" lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.
Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng.
El-Nino
El-Nino ban đầu là tên của dòng hải lưu chảy theo hướng nam ngoài khơi bờ biển Pêru và Êcuađo dẫn đến sự nóng lên của bề mặt nước phía đông Thái Bình Dương xích đạo dọc ngoài khơi bờ biển Pêru và Êcuađo vốn thường là lạnh. Hàng năm, vào mùa Giáng sinh, dòng hải lưu ấm chảy về phía nam dọc bờ biển Êcuađo thay thế cho nước lạnh ở đây và ngư dân địa phương gọi hiện tượng này là El-Nino (Chúa Hài đồng).
Ngày nay, El-Nino được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển và vành đai xích đạo rộng lớn dài gần 10.000km, từ bờ biển Nam Mỹ đến quần đảo Macsan, Marudơ ở khu vực giữa Thái Bình Dương. El-Nino thường gắn với một quá trình lớn của khí quyển - đại dương là dao động Nam bán cầu và được gọi chung là ENSO. Hiện tượng El-Nino thường lặp lại với chu kỳ từ 8 đến 11 năm, chu kỳ ngắn hơn là 2 đến 3 năm. Giữa các thời kỳ nóng lên bất thường của nước biển ở khu vực trên, đôi khi còn xảy ra hiện tượng ngược lại, nước biển lạnh đi - Anti- El-Nino, hay còn gọi là La-Nina.
Khi xuất hiện, El-Nino gây ra những thiên tai nặng nề như mưa lớn, bão, lũ ở vùng này, hạn hán, cháy rừng ở vùng khác, làm thiệt hại lớn về người, thảm hoạ về kinh tế - xã hội và đặc biệt là những thiệt hại không thể khắc phục về môi trường. SO 14000, ISO 14001, ISO14000
Trong khoảng 100 năm trở lại đây, những lần El-Nino xuất hiện gây thiệt hại lớn là các năm 1877-1878, 1888; đối El-Nino (La-Nina) 1973-1975 và đặc biệt là "El-Nino thế kỷ 1982-1983" gây tổng thiệt hại cho toàn thế giới là 13 tỷ đô la.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, thiệt hại do El-Nino 1997-1998 gây cho Inđônêxia, Malaysia, Singapo và đảo Thái Bình Dương đã lên tới 20 tỷ đô la.
 download tài liệu, link http://www.mediafire.com/?mmk0munwvmt
 
Toggle Footer