Breaking News
Loading...

POLYME

5:39 PM
Polyme
Polyme (tiếng Anh: "polymer") là khái niệm được dùng cho các hợp chất có khối lượng phân tử lớn và trong cấu trúc của chúng có sự lặp đi lặp lại nhiều lần những mắt xích cơ bản. Các phân tử tương tự nhưng có khối lượng thấp hơn được gọi là các oligome.

Tên gọi polyme xuất phát từ tiếng Hy Lạp, πoλv, polu, 'nhiều' và μερος, meros, 'phần'. Những ví dụ điển hình về Polyme là chất dẻo, DNA, vàprotein. Polyme được sử dụng phổ biến trong thực tế với tên gọi là Nhựa, nhưng polyme bao gồm 2 lớp chính là polyme thiên nhiên và polyme nhân tạo. Các polyme hữu cơ như protein (ví dụ như tóc, da, và một phần của xương) và axít nucleic đóng
vai trò chủ yếu trong quá trình tổng hợp polyme hữu cơ. Có rất nhiều dạng polyme thiên nhiên tồn tại chẳng hạn xenlulo (thành phần chính của gỗ  giấy).

CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Khối lượng phân tử polyme:
M = n.m
trong đó
M: khối lượng phân tử polyme
m: khối lượng của một đơn vị monome
n: hệ số trùng hợp hoặc hệ số trùng ngưng
Trong khoa học nghiên cứu polyme, người ta thường sử dụng 02 khái niệm khác của khối lượng phân tử:
+ Khối lượng phân tử trung bình số (the number average molecular mass):
 
+ Khối lượng phân tử trung bình khối (the weight average molecular mass):
 
Độ trùng hợp là số mắt xích cơ bản trong phân tử polyme.
Mắt xích cơ bản: là phần lặp đi lặp lại trong phân tử Polyme. Mắt xích cơ bản có cấu tạo giống monome trong phản ứng trùng hợp và tương đối giống monome trong phản ứng trùng ngưng.
CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG
Polyme có 2 tích chất chính:
Thường là chất rắn, không bay hơi.
Hầu hết Polyme không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường
CÁC PHẢN ỨNG TỔNG HỢP POLYME

Phn ng trùng hp

Phản ứng trùng hợp là phản ứng kết hợp nhiều monome của cùng một chất tạo thành polyme.
nCH2=CH-CH=CH2  (-CH2-CH=CH-CH2-)n
Phản ứng trùng hợp Butađien1,3


Ph
n ng trùng ngưng

Phản ứng trùng ngưng là phản ứng kết hợp nhiều monome tạo thành polyme và một sản phẩm phụ (như nước).
n(OH-CH2-CH2-OH) (-CH2-CH2-O-CH2-CH2-)n + nH2O


Phản ứng đồng trùng hợp

Phản ứng trùng hợp là phản ứng kết hợp nhiều monome của hai hay nhiều chất tạo thành polyme. không tạo ra chất phụ như phản ứng trùng ngưng tạo ra hơi nước.
CẤU TRÚC PHÂN TỬ POLYME

Sự sắp xếp của nguyên tử và các nhóm thế trong mạch chính

Đồng phân quang học

Polyme có đồng phân dạng này khi có nguyên tử Các bon bất đối trong mạch.
PHÂN LOẠI POLYME
Dựa theo nguồn gốc Polyme gồm có 2 loại chính:
Polyme tự nhiên: tinh bột, protein, cao su,...
Polyme nhân tạo: polyetilen, tơ nilon, cao su buna,...
MỘT SỐ POLYME TIÊU BIỂU

Xenlulo

Năm 1869. Hai - ớt, một công nhân in ấn ở New York đã cặm cụi nghiên cứu để tìm ra loại bóng Bi - a tốt nhất và ông đã thành công bằng cách chế ra xenluloit. Xenlulo được chế tạo bằng cách lấy bông nhúng axit sunfuric đặc rồi hòa vào trong cồn. Cho 1 viên long não vào rồi khuấy đều.


Cao su

Cao su có 2 loại:
Cao su tự nhiên được lấy từ nhựa của cây cao su.
Cao su tổng hợp được chế ra từ các chất đơn giản
Thí dụ: Cao su Buna được điều chế từ rượu etylic


Tơ cũng gồm có 2 loại: loại tơ tự nhiên và loại tơ hóa học.
Tơ tự nhiên được lấy từ kén của những con tằm
 hóa học gồm 2 loại:
-Tơ nhân tạo:Chế biến hóa học từ các Polyme thiên nhiên
Thí dụ: tơ Visco, tơ Axetat,...
-Tơ tổng hợp:Chế tạo từ các chất đơn giản
Thí dụ:tơ nilon, tơ carpon,...
Tơ hóa học thường có ưu điểm là bền, đẹp, phơi mau khô,...


 
Toggle Footer